Tình hình giết mổ và kinh doanh Thịt trâu

Ấn Độ

Một con trâu chuẩn bị giết ở Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ nhiều thịt trâu vì ở đất nước ngày người ta không tiêu thụ thịt bò vì lý do tôn giáo. Thịt trâu là thực phẩm thiết yếu đối với hàng triệu người nghèo ở Ấn Độ bởi nó rẻ hơn phần lớn những loại thịt khác, với mức giá chỉ bằng một nửa thịt gà, nên nó là nguồn thực phẩm quan trọng đối với những người đang vật lộn với cuộc sống nghèo khó. Mổ thịt trâu là ngành kinh doanh lớn. Hàng ngày, hàng trăm xe tải chở trâu tiến vào khu lò mổ ở thành phố New Delhi, nơi những nam thanh niên hối hả đưa những con trâu xuống xe. Đạp trên những đống phân tươi, họ kéo những con vật ra khỏi xe, dồn chúng thành từng nhóm để bán đấu giá trước khi giết. Công việc của họ khá nặng nhọc nhưng thù lao lại thấp. Người nghèo sẽ chịu tác động xấu nhất từ lệnh cấm mổ trâu. Thịt trâu là thực phẩm của người nghèo và là nguồn dưỡng chất của hàng triệu người[14].

Năm 2014, Ấn Độ từng ra lệnh cấm giết trâu. Lệnh cấm giết trâu có thể gây nên thảm họa cho ngành xuất khẩu thịt trâu, bò của Ấn Độ. Hoạt động xuất khẩu thịt trâu, bò phát triển mạnh trong thập kỷ vừa qua, với mức tăng thường niên 17-19%. Năm nay, các công ty xuất khẩu kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng lên tới 25%. Các doanh nghiệp Ấn Độ xuất khẩu lượng thịt trâu trị giá gần 5 tỷ USD vào năm 2013. Phần lớn lượng thịt đó tới các nước Đông Nam Á và vùng Vịnh. Xuất khẩu thịt không phải là ngành duy nhất chịu ảnh hưởng xấu bởi lệnh cấm. Hoạt động xuất khảu da, các sản phẩm từ da, mỡ, bột xương và những loại sản phẩm khác từ động vật cũng sẽ chịu tác động tiêu cực. Với một lệnh cấm như thế, hoạt động xuất khẩu thịt sẽ hứng chịu thiệt hại nghiêm trọng[14]

Việt Nam

Việt Nam cũng là quốc gia tiêu thụ nhiều thịt trâu, quốc gia này cũng nhập khẩu thịt trâu. Theo số liệu thống kê từ cơ quan chức năng hằng năm, lượng thịt trâu đông lạnh nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam là rất lớn, nhất là trâu Ấn Độ do thịt trâu Ấn Độ có giá rẻ[5]. Khoảng gần một năm rưỡi Việt Nam đã nhập về gần 38.000 tấn thịt trâu đông lạnh[15]. Riêng trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu trên 26.000 tấn thịt trâu từ Ấn Độ và một số nước khác. Hiện nay, trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu khoảng 2.000 tấn thịt trâu các loại. Riêng thịt trâu Ấn Độ nhập dưới dạng đông lạnh. Việt Nam phải nhập quá nhiều thịt trâu, nhất là trâu từ Ấn Độ do nhu cầu tiêu dùng thịt trâu ở Việt Nam ngày càng tăng trong khi thịt trâu trong nước không đáp ứng đủ, lâu nay con trâu không được quan tâm phát triển. Ấn Độ là nơi có lợi thế trong khu vực về chăn nuôi cũng như sản xuất trâu[5].

Nghi vấn 26.000 tấn thịt trâu được nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, nhưng lại không hề xuất hiện trên thị trường, tại bất kỳ cửa hàng hay siêu thị nào, so sánh giá cả, thịt trâu có mức giá khá "hấp dẫn": nạc đùi 105.000đ/kg, nạm bụng 95.000-96.000đ/kg, cổ từ 95.000-99.000đ/kg, riêng thịt bắp cao hơn, giá từ 120.000-130.000đ/kg[16]. Người ta từng phát hiện 200 kg thịt trâu Ấn Độ giả thịt bò nhập khẩu quy mô lớn hay phát hiện hơn 160 tấn thịt trâu Ấn Độ nhập lậu. Hơn 10.000 tấn thịt trâu khi được nhập về Việt Nam đã được biến thành thịt bò trên giấy tờ và chuyển đi tiêu thụ[17].

Một số tiểu thương cho rằng có thể một lượng lớn thịt trâu đông lạnh nhập khẩu, nhất là trâu Ấn Độ đã bị biến thành thịt bò và tung ra thị trường đánh lừa người tiêu dùng. Trong khi đó, thịt trâu đông lạnh Ấn Độ nhập nhẩu giá chỉ bằng một nửa thịt bò, thậm chí 1/3. Do đó, nếu sử dụng trâu Ấn Độ để thay thế bò sẽ kiếm lời lớn, trâu Ấn Độ trên bao bì khi nhập về thường có tem nhãn nhưng khi lột ra thì rất khó phân biệt. Bằng mắt thường, rất khó biết đâu là thịt trâu, đâu là bò. Trên thực tế ngoài nhập trâu chính ngạch thì có hiện tượng trâu Ấn Độ, bò Campuchia, bò Thái Lan… được nhập về Việt Nam qua đường tiểu ngạch (nhập lậu). Sau đó chúng bị bơm nước vào, giết mổ,… bán cho dưới mác thịt bò[5].

Trong năm 2014, Việt Nam lần đầu nhập khẩu trâu từ Úc để giết mổ với một chuyến tàu đầu tiên chở 600 con trâu Úc còn sống được nhập khẩu vào Việt Nam, và đây là lần đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam nhập trâu sống qua đường chính ngạch để phục vụ cho việc giết mổ, bán thịt trên thị trường nội địa. Số trâu này hầu hết đến từ vùng Northern Territory ở phía Bắc nước Úc và chủ yếu là trâu hoang dã. Một chuyến tàu thứ hai chở trâu sống từ Úc về Việt Nam với số lượng lớn. Trước đây, Việt Nam chỉ mới nhập khẩu thịt trâu đông lạnh qua đường chính ngạch từ Ấn Độ. Trâu bò sống từ Úc, New Zealand và các nước ASEAN nhập vào Việt Nam chỉ chịu thuế 5%, trong khi thịt trâu tươi hay đông lạnh cũng từ các nước trên có mức thuế xuống 7% trong năm 2014[18].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thịt trâu http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/thi-truo... http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/5-mon... http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/lon-c... http://www.baogiaothong.vn/lan-dau-nhap-khau-trau-... http://dantri.com.vn/suc-khoe/thit-trau-bo-hon-thi... http://phunuonline.com.vn/dinh-duong/so-tay-noi-tr... http://eva.vn/bep-eva/meo-phan-biet-thit-bo-thit-t... http://www.giadinhvn.vn/an-thit-trau-co-tot-khong-... http://infonet.vn/ai-khong-duoc-an-thit-trau-post1... http://www.nguoiduatin.vn/thit-trau-nhap-ngoai-gia...